Chi tiết mức hưởng và các chế độ ưu đãi dành cho thương binh từ 1/7/2021
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công vào cuối năm 2020 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Pháp lệnh lần này có nhiều nội dung mới về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công và quy định bổ sung các chế độ ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công.
Do vậy, từ 1/7/2021, chế độ dành cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh sẽ được áp dụng theo các quy định tại Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.
Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh khi thuộc một trong 10 trường hợp quy định tại Pháp lệnh này.
Cụ thể như, chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng; Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh...
Ngoài ra, người không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân nhưng bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp trên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là ngườihưởng chính sách như thương binh.
Về chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Pháp lệnh mới quy định, người hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh.
Cụ thể, theo Phụ lục II, III Nghị định 59/2019/NĐ-CP, mức trợ cấp cho thương binh sẽ dựa trên mức suy giảm khả năng lao động của từng thương binh với số tiền từ 1.094.000 - 5.207.000 đồng.
Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% sống ở gia đình, ngoài việc được hưởng trợ cấp hằng tháng sẽ được nhận thêm phụ cấp và trợ cấp người phục vụ.
Bên cạnh đó, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm. Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể...
Các tin khác
- Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố thăm các gia đình chính sách (30/08/2024)
- Thành Đoàn Cần Thơ phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) (28/07/2024)
- Bí thư Thành ủy Cần Thơ thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng (24/07/2024)
- Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Chính phủ dự thảo tăng trợ cấp ưu đãi người có công (18/06/2024)
- Cần Thơ: Khởi công xây dựng 100 căn nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách (31/10/2023)
- Lễ Khởi công xây dựng "Nhà tình nghĩa" cho gia đình chính sách (30/10/2023)
- Lễ Khởi công xây dựng "Nhà tình nghĩa" cho gia đình chính sách ở quận Ô Môn (26/10/2023)
- TP.Cần Thơ: Đến cuối năm 2023, sẽ hoàn thành xây dựng 132 căn nhà tình nghĩa (23/10/2023)
- Cần Thơ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, vận động xã hội hóa công tác xây dựng nhà tình nghĩa (22/10/2023)
- Lãnh đạo Cần Thơ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố và Tượng đài Bác Hồ (01/09/2023)