start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Chuyển đổi số

Cần Thơ: Ngành LĐTBXH quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

02/08/2022 15:17
Màu chữ Cỡ chữ

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra khái niệm về chuyển đổi số là “Chuyển đổi số có thể hiểu một cách đơn giản là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”.

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân đã được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Xoay quanh chủ đề này, phóng viên Nhịp sống miền Tây đã có cuộc trao đổi thẳng thắn, thú vị với Tiến sĩ Trần Thị Xuân Mai - Ủy viên UBND, Giám đốc Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ.

Tiến sĩ Trần Thị Xuân Mai - Giám đốc Sở LĐTBXH thành phố đọc tham luận về 'Chuyển đổi số' tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Tiến sĩ Trần Thị Xuân Mai - Giám đốc Sở LĐTBXH thành phố đọc tham luận về "Chuyển đổi số" tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Phóng viênChuyển đổi số có phải là số hóa các dữ liệu trên các nền tảng điện tử không, thưa bà? Và chuyển đổi số có ý nghĩa như thế nào trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội?

Bà Trần Thị Xuân Mai: Không. Cần phân biệt rõ giữa hai khái niệm “Số hóa” và “Chuyển đổi số”. “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thông thường sang hệ thống kỹ thuật số (ví dụ như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số…). Còn “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” là một phần của “Chuyển đổi số”.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định “Chuyển đổi số quốc gia” là một nhiệm vụ chính trị rất quan trọng với 3 trụ sột chính, đó là: “Chính phủ số - Kinh tế số - Xã hội số”.

“Chính phủ số” giúp chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực và minh bạch hơn, góp phần giảm tham nhũng. “Kinh tế số” thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng và thoát bẫy thu nhập trung bình. “Xã hội số” giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng tới nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

Lãnh đạo thành phố, Sở LĐTBXH thăm Bà mẹ VNAH Đặng Thị Gương (1935) phường An Hòa quận Ninh Kiều.

Lãnh đạo thành phố, Sở LĐTBXH thăm Bà mẹ VNAH Đặng Thị Gương (1935) phường An Hòa quận Ninh Kiều.

Phóng viênBà có thể nói rõ hơn về lợi ích của “Chuyển đổi số” trong hành chính nhà nước được không ạ?

Bà Trần Thị Xuân Mai: “Chuyển đổi số” trong hành chính nhà nước không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí vận hành bộ máy mà còn mở ra một không gian mới nhằm tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống. Cụ thể như sau: Góp phần khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân giữa các bộ, ngành, địa phương; tiết kiệm thời gian, công sức, cơ sở vật chất trong xây dựng và vận hành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước; tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân, doanh nghiệp; góp phần cải cách thủ tục hành chính, chống tiêu cực, tham nhũng; thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, quản trị thông minh…

Tóm lại, “Chuyển đổi số” giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận toàn diện các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội. Hơn nữa, Chính phủ nhờ dữ liệu số và công nghệ số là kênh thông tin để phân tích, đánh giá, hướng đến thấu hiểu để phục vụ nhân dân tốt hơn.

Đoàn viên Đoàn cơ sở Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ thành phố.

Đoàn viên Đoàn cơ sở Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ thành phố.

Phóng viênVới những lợi ích to lớn như vậy của “Chuyển đổi số”, ngành LĐTBXH thành phố Cần Thơ đã, đang và sẽ thực hiện mục tiêu này như thế nào, thưa bà?

Bà Trần Thị Xuân Mai: Việc “Chuyển đổi số” đã và đang được lãnh đạo các cấp, các ngành của thành phố Cần Thơ đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh thực hiện.

Với mục tiêu xác định việc “Chuyển đổi số” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện trong năm 2022 và thời gian tới, lãnh đạo Sở LĐTBXH đã tập trung chỉ đạo triển khai các nội dung liên quan một cách quyết liệt, thường xuyên. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số do đích thân Giám đốc làm Trưởng ban. Trong quá trình thực hiện, ngành LĐTBXH đã quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ các giao dịch điện tử, chữ ký số và các ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của ngành; tuân thủ qui định, qui trình tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử trên các phần mềm quản lý chuyên dụng…Qua đó đã đạt được kết quả như sau: 100% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được đăng trên Cổng dịch vụ công quốc gia và trên trang Thông tin điện tử của Sở để công chức, người dân, doanh nghiệp thuận tiện tra cứu; 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được niêm yết công khai, rõ ràng, đúng qui định tại các nơi giải quyết thủ tục hành chính; 100% công chức, viên chức tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc đã thực hiện thiết lập hồ sơ điện tử, số hóa đầy đủ hồ sơ tài liệu; 100% văn bản, hồ sơ công việc của Sở và các đơn vị trực thuộc được trao đổi, luân chuyển, tạo lập, xử lý, ký số cá nhân và ký số cơ quan trên môi trường điện tử tạo nền tảng cho công tác số hóa và chuyển đổi số thành công…

Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng các phần mềm dùng chung của thành phố, ngành LĐTBXH thành phố Cần Thơ còn đang áp dụng các phần mềm do trung ương triển khai để quản lý các dữ liệu chuyên ngành như: thông tin liệt sĩ, dữ liệu giảm nghèo, bảo trợ xã hội, thông tin trẻ em, thất nghiệp, cung cầu lao động…

Diễn đàn trẻ em năm 2022 do Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ tổ chức.

Diễn đàn trẻ em năm 2022 do Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ tổ chức.

Hiện tại, Sở LĐTBXH có 42/132 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 76/132 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tỉ lệ thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công mức 3, mức 4 đạt 89% (vượt 59% so với tỉ lệ UBND thành phố giao). Qua đó Sở đã tiếp nhận và trả kết quả qua Cổng dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 đạt 72% (vượt 42% so với tỉ lệ được giao).

Hàng tuần, đơn vị đều tổ chức họp định kỳ về công tác cải cách hành chính nói chung, chuyển đổi số nói riêng để kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

Phóng viênXin cảm ơn bà đã dành thời gian cho cuộc trao đổi thú vị này.

Nguồn: Nhịp sống Miền Tây

Các tin khác

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Liên kết website;lienketwebsite

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Đang online: 3
Tổng truy cập: 2298