start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Hoạt động ngành

Nỗ lực hoàn thành cao nhất nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024

19/07/2024 12:42
Màu chữ Cỡ chữ
(LĐXH)- Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại Hội nghị sơ kết ngành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 tổ chức ngày 18/7 ở thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình).
Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng: Lê Tấn Dũng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Hồi; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 63 tỉnh, thành phố.
Quang cảnh Hội nghị
Quảng Bình đảm bảo công tác an sinh xã hội
Phát biểu chào mừng hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng cho biết: Sau 35 năm tái lập tỉnh, phát huy truyền thống anh hùng “quật khởi”, trên quê hương “hai giỏi” (chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi), Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Quảng Bình nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều thành tựu to lớn, quan trọng. Từ một tỉnh nghèo, Quảng Bình đang tận dụng lợi thế, tiềm năng sẵn có, nhất là du lịch để phát triển. Cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch đúng hướng; tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt trên 7%. Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí chuyển biến tích cực.
Đặc biệt, công tác an sinh xã hội luôn được chú trọng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác lao động, người có công và xã hội luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng các Thứ trưởng chủ trì Hội nghị
Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, tỉnh có trên 14.000 lao động được giải quyết việc làm, trong đó có gần 2,9 ngàn lao động được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần rất lớn vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm bình quân 1%, đến nay còn 3,9%, với khoảng 10.000 hộ nghèo.
Công tác giải quyết chế độ, chính sách đối với thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và người có công tiếp tục được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới… được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung biểu dương những nỗ lực của toàn ngành
“Những thành tựu đạt được đã góp phần xây dựng quê hương Quảng Bình ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh, văn minh, cho thấy sự phấn đấu, nỗ lực quyết tâm lớn của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh nhà. Trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội” - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng đánh giá.
Chủ động điều hành quyết liệt và linh hoạt
Báo cáo tóm tắt kết quả công tác lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm 2024 nêu rõ: Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ với phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển”. Theo đó, Bộ đã tập trung chỉ đạo, điều hành chủ động, đúng hướng, quyết liệt, linh hoạt, kịp thời để triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều chính sách, giải pháp trên các lĩnh vực; chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch công tác và chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm; nắm bắt tình hình thực tế liên quan đến các lĩnh vực của ngành để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết…
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng phát biểu chào mừng Hội nghị
Kết quả cụ thể đối với nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, Bộ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động nhằm duy trì lực lượng lao động ổn định, góp phần phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính chung trong 6 tháng, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, tăng 196,6 nghìn người so với cùng kỳ; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 28%, tăng 1,4 điểm phần trăm, điều này cho thấy chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao.
Lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 195,7 nghìn người so với cùng kỳ; Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực, lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,7 triệu người, chiếm 26,7%.
Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đưa trên 78 nghìn người đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, đạt 62.91% kế hoạch; trong đó có 23.845 lao động nữ.
Bộ cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN; ước đến hết tháng 6 năm 2024, số người tham gia BHXH đạt khoảng 18,3 triệu người, chiếm 39,05% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 1,16 triệu người so với cùng kỳ năm trước; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 14,2 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung trong 6 tháng, số người quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 466 nghìn người, trên 1,1 triệu lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng 2,4% so với cùng kỳ.
Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động để thực hiện chính sách tiền lương mới từ ngày 01/7/2024. Tính thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ
Đặc biệt, Bộ đã trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới; phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Trong 6 tháng, Bộ cũng tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển sinh năm 2024, phát triển GDNN, đào tạo nghề chất lượng cao theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37 về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tăng trợ cấp ưu đãi người có công lên 35,7%
Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng, tăng 35,7%. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước đã thực hiện chi trả trợ cấp cho trên 1,091 triệu người có công với kinh phí ước khoảng hơn 16,104 nghìn tỷ đồng…
Tính đến hết 31/5/2024, Bộ đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố giải ngân vốn đầu tư phát triển của các địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững được 1.471 tỷ đồng, đạt 21,09%.
Ông Phạm Thanh Hùng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bến Tre tham luận tại Hội nghị
Về công tác bảo trợ xã hội, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện chính sách trợ giúp thường xuyên hằng tháng cho 3,8 triệu người, kinh phí ước tính 14 nghìn tỷ đồng; Thủ tướng Chính phủ Quyết định hỗ trợ 16.345 tấn gạo cho 187.864 lượt hộ với 1.089.708 nhân khẩu tại 22 tỉnh.
Trong 6 tháng, Bộ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ban hành 02 Quy chế phối hợp về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật. Kịp thời chỉ đạo và kiến nghị giải quyết các vấn đề thực hiện quyền trẻ em và các vụ việc xâm hại trẻ em…
Ngoài ra, các lĩnh vực khác như bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội, thanh tra, hợp tác quốc tế… cũng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Tại Hội nghị, lãnh đạo một số Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đơn vị chức năng của Bộ đã trực tiếp giải đáp các lĩnh vực về lao động việc làm, giáo dục nghiệp, giảm nghèo bền vững… góp phần tháo gỡ các khó khăn cho địa phương.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ khẩn trương cụ thể hóa, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW; hoàn thành các đề án, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đảm bảo chất lượng, tiến độ;  rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình, đề án về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Các đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường năng lực, chủ động phân tích, dự báo, tập trung theo dõi, nắm chắc tình hình trong và ngoài nước, theo dõi sát diễn biến tình hình lao động, việc làm, các vấn đề an sinh xã hội; chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao và kịp thời tham mưu, đề xuất với Bộ và tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã để ra, kiến nghị xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền…
Hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ năm 2024
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận những nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2024.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Từ đầu năm đến nay, bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường. Trong điều kiện đó, ngành cũng phải đối mặt với những rủi ro mới, thiên tai, lũ, bão, hạn hán, diễn biến bất thường làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm, sinh kế của người dân.
“Trước khó khăn đó, Bộ đã tham mưu cho Trung ương ban hành triển khai Nghị quyết số 42-NQ/TW với rất nhiều vấn đề lớn, nền tảng. Chuyển từ an sinh xã hội sang chính sách xã hội, từ ổn định và đảm bảo sang đảm bảo và phát triển, đây chính là nền tảng để chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ XIV; đồng thời phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong chính sách xã hội và việc làm bảo đảm bền vững của Liên hợp quốc. Tiếp đến là tham mưu cho Quốc hội ban hành và sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội với 9 nội dung đột phá” - Bộ trưởng chia sẻ.
Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ninh chia sẻ về nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024
Với thị trường lao động, ngành đã cơ bản đảm bảo cung cầu lao động; các chỉ tiêu giảm nghèo cơ bản đạt, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý một số lĩnh vực của ngành còn tồn tại như: Tình trạng thiếu việc làm, việc làm chưa bền vững; giải ngân đầu tư công còn chậm. Tình trạng trẻ em đuối nước, tai nạn thương tích, bị xâm hại; tai nạn lao động gia tăng và nhiều xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng; chuyển đổi số của toàn ngành và cải cách hành chính chưa có chuyển biến rõ nét. Tình trạng đùn đấy, né tránh công việc còn xảy ra…
Chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Tập trung nghiên cứu tham mưu cơ chế, chính sách, hoàn thiện các chính sách để trình Quốc hội. Đối với các địa phương, cần tham mưu nhiều hơn cho cấp ủy chính quyền tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan tới đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện đúng, đầy đủ kịp thời các chính sách xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực người có công và bảo trợ xã hội.
Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng lưu ý: Tập trung đào tạo nhân lực một số lĩnh vực mới nổi, kĩ sư, chíp bán dẫn hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh: Cần tập trung nâng cao năng lực phân tích, chủ động dự báo cung cầu việc làm, việc làm mới, việc làm bền vững, việc làm thỏa đáng; tăng cường đối thoại chính sách, xây dưng quan hệ hài hòa ổn định và phát triển tiến bộ.
Đối với lĩnh vực người có công, hình thành ngân hàng Gen ADN liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân trực tiếp đồng bộ với cơ sở dữ liệu dân cư...

Nguồn: m.tapchilaodongxahoi.vn

Các tin khác

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Liên kết website;lienketwebsite

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Đang online: 3
Tổng truy cập: 2298