start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Xã hội

Nhiều cách làm hay trong công tác giảm và chăm lo người nghèo

06/04/2023 14:21
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 5/4, tại TP Cần Thơ, Ban thi đua khen thưởng Trung ương, Bộ nội vụ phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Thông tin tại hội nghị, ông Phan Văn Hùng, Phó Trưởng Ban Ban Thi đua khen thưởng Trung ương cho biết: Được phát động từ năm 2016, phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thực sự đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa sâu rộng, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cùng với sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân…góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo của cả nước.

UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các Bộ, ban ngành, địa phương đã phối hợp tuyên truyền, tích cực thực hiện phong trào thi đua và mục tiêu giảm nghèo thông qua cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội, tổ chức thực hiện tháng cao điểm vì người nghèo hàng năm tạo nguồn lực giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cộng đồng nghèo vùng sâu, vùng xa…Đến hết năm 2022 cả nước tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1,2%, tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3% năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4-5%/năm.

Ông Phan Văn Hùng Phó Trưởng Ban Ban Thi đua khen thưởng Trung ương phát biểu tại hội nghị. 
Ông Phan Văn Hùng Phó Trưởng Ban Ban Thi đua khen thưởng Trung ương phát biểu tại hội nghị. 

Tại hội nghị, ông Phan Văn Hùng cũng nhìn nhận, bên cạnh những thành tựu và tích cực trong công tác giảm nghèo vẫn còn tồn tại một số khó khăn hạn chế như: Nhận thức về tầm quan trọng của phong trào có lúc, có nơi chưa đầy đủ, chưa sâu sát và đi vào thực chất, thiếu sự đôn đốc, kiểm tra…phong trào thi đua có nơi còn hình thức, chưa nắm bắt được nhu cầu thực tế của địa phương; công tác xây dựng nhân rộng các mô hình có nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện đúng theo “4 khâu” (Phát hiện – bồi dưỡng – tuyên truyền – nhân rộng)…

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Bám sát tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau cùng với cả nước, TP Cần Thơ đã từng bước vượt qua khó khăn, chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ người nghèo vươn lên phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo. Kết qủa đến cuối năm 2022 qua rà soát hộ nghèo toàn thành phố có 1.009 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, mức giảm tỉ lệ hộ nghèo là 0,28%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 0,52%, vượt 0,08% so với kế hoạch, hiện TP Cần Thơ không còn hộ nghèo, cận nghèo chính sách, không có hộ tái nghèo, tái cận nghèo…    

Thông tin thêm về công tác giảm nghèo TP Cần Thơ, bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐTB&XH thành phố Cần Thơ cho biết: phong trào thi đua gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đã phát huy vai trò cộng đồng đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhiều mô hình, dự án làm ăn hiệu quả; trong 10 năm qua thành phố có 147 mô hình sinh kế giảm nghèo (phát huy thế mạnh miền sông nuớc, điều kiện tự nhiên phù hợp như: trồng cây ăn trái, mít, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, xoài cát…; chăn nuôi gà, vịt, cá, lươn…; đan đát nguyên liệu từ cây tre, thân lục bình; dệt chiếu; đan lưới; mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái…) hầu hết các mô hình hoạt động hiệu quả đã giúp người dân thoát nghèo và thoát cận nghèo, các mô hình vẫn được duy trì, mở rộng quy mô, phát triển thành tổ, nhóm, hợp tác xã. Bên cạnh đó, các mô hình hiệu quả đã góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, có thu nhập ổn định. Hiện nay, thành phố có 33 mô hình sinh kế/giảm nghèo đang thực hiện rất tốt (năm 2022 tăng 08 mô hình sinh kế so với năm 2021) được nhân rộng, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương…

Bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐTB&XH thành phố Cần Thơ thông tin về kết quả công tác giảm nghèo và các cách làm, mô hình hay giúp người dân thoát nghèo. 
Bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐTB&XH thành phố Cần Thơ thông tin về kết quả công tác giảm nghèo và các cách làm, mô hình hay giúp người dân thoát nghèo. 

Dịp này bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐTB&XH thành phố Cần Thơ, cũng kiến nghị đến Trung ương xem xét không công nhận hộ nghèo đối với các trường hợp đặc thù không thể thoát nghèo như: hết tuổi lao động (người cao tuổi cô đơn), hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo có người mắc bệnh hiểm nghèo. Trung ương cần có chính sách riêng hỗ trợ các hộ đặc thù này…

Mô hình Đan thảm lục bình ở Cờ Đỏ, Cần Thơ giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ khmer, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Mô hình Đan thảm lục bình ở Cờ Đỏ, Cần Thơ giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ khmer, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chia sẻ thêm tại hội nghị, bà Trần Thúy Ái, Phó Trưởng Ban thi đua khen thưởng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức thực hiện công tác giảm nghèo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao ý thức người dân trong thực hiện các chương trình, đề án giảm nghèo, động viên tạo điều kiện cho hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo bền vững…tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ban hành nhiều chính sách đặc thù về giảm nghèo như: hỗ trợ 100% bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia, hộ nghèo theo chuẩn tỉnh và hộ thoát nghèo trong 3 năm, ngoài ra các hộ thoát nghèo trong 3 năm này được vay vốn tín dụng ưu đãi. Hỗ trợ tiền điện cho các hộ cận nghèo, nâng mức chuẩn trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ 450 ngàn, mở rộng đối tượng trợ cấp…cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã được hưởng chế độ như người không chuyên trách…

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị công tác giảm nghèo của Bà Rịa Vũng Tàu thời gian qua đạt nhiều kết quả quan trọng tỉ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh từ 2,04% (đầu năm 2020) giảm xuống còn 1,51% so với tổng số hộ dân cuối năm 2022. Đặc biệt tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn đa chiều quốc gia vào cuối năm 2022 về đích sớm 3 năm so với kế hoạch. Năm 2023 này tỉnh phấn đấu cuối năm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh giảm còn 1,45%, tiếp tục duy trì kết quả tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn đa chiều quốc gia - bà Trần Thúy Ái cho biết.

Hội nghị đã ghi nhận hơn 30 bài tham luận, ý kiến là những chia sẻ cách làm hay, mô hình hiệu quả của các tỉnh, thành phía Nam trong công tác giảm nghèo.

daidoanket.vn

Các tin khác

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Liên kết website;lienketwebsite

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Đang online: 3
Tổng truy cập: 2298