start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Lao động

Cần Thơ hỗ trợ kết nối người lao động trở lại làm việc sau dịch Covid-19

24/10/2021 23:45
Màu chữ Cỡ chữ

Chính sách an sinh đến với người dân

Nhằm kịp thời hỗ trợ cung ứng nguồn lao động trở lại làm việc tại các doanh nghiệp sau khi khôi phục hoạt động sản xuất, Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ đã trao đổi với các doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển  dụng lao động, trong tuần đã tiếp nhận được thông tin của 13 doanh nghiệp với  nhu cầu tuyển dụng là 7.998 lao động. Đồng thời Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ cũng phối hợp với các cơ quan liên quan để rà soát nhu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động của các doanh nghiệp.

Theo bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ cho biết, hiện các doanh nghiệp trở lại khôi phục hoạt động sản xuất, cụ thể đối với doanh nghiệp trong khu Công nghiệp có 90/170 DN đang hoạt  động, tỷ lệ 52,94% với tổng số lao động 17.806/40.526 lao động, chiếm 43,94%.  Số DN tạm dừng hoạt động là 80/170DN, tỷ lệ 47,06%. Lao động tạm dừng hoạt  động 22.720/40.526 tỷ lệ 56,06%. (tăng 138 doanh nghiệp so với thời điểm ngày 22/9).

Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Cần Thơ Dương Tấn Hiển (thứ 5 từ trái qua) làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ về nhiệm vụ của ngành LĐ-TB&XH 3 tháng cuối năm

Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thương mại ngoài khu CN: Hiện có 204/997 DN đang hoạt động, chiếm 20,46% với tổng số lao động  9.028/31.249 lao động, chiếm 28,89% (tăng 83 doanh nghiệp so với thời điểm ngày 22/9). Tính đến thời điểm báo cáo, thành phố tiếp nhận được 101 doanh nghiệp  gửi phương án để sản xuất trở lại (45 phương án “3 tại chỗ”, 41 phương án 2 tại chỗ - vùng xanh và 15 phương án kết hợp 3 tại chỗ và 2 tại chỗ - vùng xanh, trong đó có 34 doanh nghiệp được thẩm định đạt (23 phương án 3 tại chỗ, 10 phương  án 2 tại chỗ - vùng xanh và 1 phương án kết hợp 3 tại chỗ và 2 tại chỗ - vùng xanh), bà Mai cho hay.

Nhằm nắm bắt thông tin và hỗ trợ kịp thời cho người dân địa phương khác về thành phố Cần Thơ cần hỗ trợ về việc làm, học nghề và thực hiện chính sách  liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp,Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ đã tổ chức tiếp nhận nhu cầu của người dân qua nhiều kênh thông tin,liên  lạc. Ngoài ra, tại các quận, huyện người bán vé số lưu động cũng được tổ chức  tiêm ngừa vaccine phòng COVID-19.

TP.Cần Thơ trao tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn

Theo ghi nhận của phóng viên, nhằm hỗ trợ cho người lao động bị thất nghiệp trong đại dịch Covid-19, các hợp tác xã (HTX) đã thực hiện nhiều giải pháp như sử dụng quỹ dự phòng để trả  lương và hỗ trợ tài chính cho người lao động; ứng dụng công cụ trực tuyến để  quản trị; hỗ trợ người lao động phương tiện phòng, chống dịch bệnh; ứng dụng  công nghệ tiên tiến vào sản xuất; sử dụng nguồn dự phòng tài chính để trang  trải….

Đồng thời, HTX thương mại đã phát huy vai trò liên kết, hợp tác với các HTX nông  nghiệp, tổ chức tiêu thụ hàng hóa cho nông dân và thành viên HTX… Cùng đó,  ngành chức năng thành phố đã chủ động liên hệ với nhiều kênh phân phối, đơn vị thu mua tiêu thụ nông sản, góp phần tiếp sức cho các HTX duy trì ổn định  hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch  COVID-19.

Theo bà Xuân Mai, đối với chính sách hỗ trợ Covid-19, thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành  chính sách hỗ trợ cho nhóm lao động không có giao kết hợp động (lao động tự do), với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/người.

“Về hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động, đến nay, thành phố đã chi hỗ trợ 7.431 người với kinh phí hơn 14 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 94%. Đối với nhóm các lao động tự do khác như: bốc vác, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, thợ sửa xe, rửa xe… thành phố phê duyệt hỗ trợ cho hơn 115 nghìn lao động, với kinh phí hơn 231 tỷ đồng, đã chi hỗ trợ cho hơn 73 nghìn lao động với số tiền hơn 146 tỷ đồng”,

Các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Trung tâm dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ

Từ đầu tháng 10 đến nay, có hơn 13.000 người dân TP Cần Thơ từ TP.HCM và các tỉnh khu vực Đông Nam bộ trở về tránh dịch được địa phương tiếp đón, hỗ trợ khá chu đáo. Thành phố tổ chức khám sàng lọc cho những người trở về từ vùng dịch và tổ chức cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngoài ra, thành phố hỗ trợ tiền ăn cho người cách ly tập trung 80.000 đồng/người/ngày, hỗ trợ xét nghiệm, chi phí vận chuyển cách ly. Người từ vùng dịch thuộc diện theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà được hỗ trợ 15 kg gạo và 500.000 đồng…

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết: Để giúp lao động tự do, lao động trở về từ vùng dịch có việc làm, ổn định cuộc sống, thành phố rà soát lại số lao động này để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đối với lao động có tay nghề, có nguyện vọng làm việc tại chỗ, thành phố giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp ở các khu chế xuất, khu công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn vì nhiều doanh nghiệp đã mở cửa trở lại, nhu cầu cần tuyển lao động cao. Thành phố ưu tiên đào tạo nghề, cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đối với những lao động trở về từ vùng dịch chưa có tay nghề để họ tự tạo việc làm ở địa phương.

bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ

Ngoài ra, Cần Thơ hỗ trợ 1.800 hộ gia đình khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mức 500.000 đồng/hộ; hỗ trợ cho đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với mức 900.000 đồng/hộ, với tổng kinh phí 2,85 tỷ đồng (3.167 hộ, gồm: 1.032 hộ nghèo, 2.135 hộ cận nghèo); hỗ trợ khẩn cấp người dân thiếu đói, thiếu lương thực, thực phẩm, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn (mức hỗ trợ 500.000 đồng/người)… góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn do đại dịch.

Tạo việc làm cho lao động sau đại dịch

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm  trong các ngành, vẫn còn xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng và đặc biệt là  việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để, người lao  động bị mất việc làm, ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương, hoãn hợp đồng  lao động, phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu  nhập… 

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, GĐ Trung tâm dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ, từ ngày 7 đến 13/10, Trung tâm  Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ đã tiếp nhận 183 lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; 118 lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và 969 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm; 16 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký tuyển dụng.

Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức "Ngày gặp gỡ nhà tuyển dụng dành cho người thất nghiệp năm 2021". Tại đây, nhiều NLĐ có cơ hội tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp, việc làm trong nước, tiếp xúc với 32 nhà tuyển dụng. Ngày 29/10 tới, trung tâm sẽ phối hợp với các tỉnh ĐBSCL tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực ĐBSCL và các tỉnh lân cận (đợt 1). "Hiện đã có 30 doanh nghiệp tại 13 địa phương đăng ký tham gia (riêng Cần Thơ có 5 doanh nghiệp) để tuyển dụng lao động. NLĐ cũng có thể tham dự phiên này để tìm kiếm cơ hội việc làm", ông Toàn cho hay.

Các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Trung tâm dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ

Từ đầu tháng 10 đến nay, có hơn 13.000 người dân TP Cần Thơ từ TP.HCM và các tỉnh khu vực Đông Nam bộ trở về tránh dịch được địa phương tiếp đón, hỗ trợ khá chu đáo. Thành phố tổ chức khám sàng lọc cho những người trở về từ vùng dịch và tổ chức cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngoài ra, thành phố hỗ trợ tiền ăn cho người cách ly tập trung 80.000 đồng/người/ngày, hỗ trợ xét nghiệm, chi phí vận chuyển cách ly. Người từ vùng dịch thuộc diện theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà được hỗ trợ 15 kg gạo và 500.000 đồng…

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết: Để giúp lao động tự do, lao động trở về từ vùng dịch có việc làm, ổn định cuộc sống, thành phố rà soát lại số lao động này để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Đối với lao động có tay nghề, có nguyện vọng làm việc tại chỗ, thành phố giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp ở các khu chế xuất, khu công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn vì nhiều doanh nghiệp đã mở cửa trở lại, nhu cầu cần tuyển lao động cao. Thành phố ưu tiên đào tạo nghề, cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đối với những lao động trở về từ vùng dịch chưa có tay nghề để họ tự tạo việc làm ở địa phương.

Ngày 29/10 tới, trung tâm sẽ phối hợp với các tỉnh ĐBSCL tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực ĐBSCL và các tỉnh lân cận

TP Cần Thơ chủ động liên kết với các tỉnh nam sông Hậu gồm: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang để thống nhất việc đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa, các hoạt động thương mại, dịch vụ, khám, chữa bệnh… tạo thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, sớm ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất của doanh nghiệp.

Thời gian tới, nhằm hỗ trợ dài hơi, các doanh nghiệp kiến nghị, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và mở  rộng sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên triển khai nhanh chóng việc tiêm chủng vaccine phòng COVID 19 cho người lao động tại các doanh nghiệp.  Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch, loại bỏ rào  cản bất hợp lý trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Nguồn: Báo Điện tử Dân Sinh

Các tin khác

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Liên kết website;lienketwebsite

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Đang online: 3
Tổng truy cập: 2298