start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Lao động

Xây dựng dữ liệu về lao động - việc làm liên thông trong cả nước

12/08/2023 21:49
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 12.8, tại Bình Dương, tọa đàm trao đổi về phát triển hệ thống sàn giao dịch việc làm đã diễn ra. Tọa đàm bàn thảo các vấn đề xây dựng cho sàn giao dịch việc làm có cơ chế rõ ràng, hoạt động minh bạch, kết nối tốt cung cầu lao động, chi phí thấp, huy động được sự đầu tư của tư nhân...

Tại tọa đàm, ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cho biết, tọa đàm là hoạt động rất quan trọng để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, của địa phương xem nhu cầu về thể chế, chính sách. Từ đó, Bộ LĐTBXH có thể kiến nghị với Chính Phủ ban hành trong thời gian tới.

Ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH. Ảnh: Dương Bình

Hoạt động của sàn giao dịch việc làm còn gặp nhiều khó khăn

Theo đánh giá của doanh nghiệp ở Bình Dương, tính kết nối của cung cầu lao động còn rất thấp. Những lao động ở các vùng quê muốn tiếp cận việc làm tốt ở khu công nghiệp, doanh nghiệp có chế độ cao thì lại bị thiếu thông tin. Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn tìm kiếm người có nhu cầu việc làm trên phạm vi toàn quốc cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, hoạt động của các sàn giao dịch việc làm giúp cho người lao động tìm kiếm được môi trường làm việc và giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn nhân lực. Hoạt động của các sàn giao dịch việc làm đã ngày càng hoạt động hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, hoạt động của sàn giao dịch việc làm vẫn còn khó khăn.

Qua nghiên cứu nhận thấy, sàn giao dịch việc làm vẫn chưa có hệ thống hành lang pháp lý đầy đủ và riêng biệt. Hiện trong cả nước, sàn giao dịch việc làm mới chỉ được vận hành do hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm công của 63 tỉnh, thành và do các doanh nghiệp tư nhân tự kết nối thực hiện.

Xét về góc độ quản lý nhà nước, các đại biểu cũng cho rằng, hiện nay, sàn việc làm chỉ được coi là một khâu nghiệp vụ và được lồng ghép trong các phương án của công tác tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động; Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể đối với các loại hình tổ chức sàn giao dịch việc làm (kinh phí, chế độ hỗ trợ đối với từng đối tượng, cách thức thực hiện, …); Không có hoặc có rất ít chính sách hỗ trợ đối với hoạt động sàn cũng như người lao động...

Thứ hai, hiện nay, các sàn giao dịch việc làm tại các địa phương chưa được kết nối, chưa có sự phối hợp và cung cấp dữ liệu về lao động, việc làm một cách chính thống.

Chương trình tọa đàm. Ảnh: Dương Bình

Sàn việc làm online trên cả nước hiện nay chưa được kết nối đồng bộ thông suốt (chưa có phần mềm chung), chỉ một số tỉnh tự liên hệ kết nối với nhau. Việc đầu tư kinh phí, nhân lực, máy móc còn hạn chế. Sàn việc làm online lại chưa thật sự phù hợp với số đông đối tượng lao động phổ thông.

Bên cạnh đó, yếu tố miễn phí đôi khi chưa thật sự mang tính thu hút đối với những doanh nghiệp lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Xây dựng pháp lý dữ liệu về lao động - việc làm cả nước

Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề nghị chính quyền các địa phương cần nhìn nhận lại tầm quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, kết nối sàn giao dịch việc làm cho người lao động trên địa bàn sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội cũng như ổn định an ninh, trật tự của tỉnh.

Do đó, cần ban hành hành lang pháp lý cụ thể cho các sàn giao dịch việc làm hoạt động, đảm bảo tính minh bạch trong việc giao dịch và cung ứng lao động.

Đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Hoài Đỗ

Các đại biểu kiến nghị cần có các quy định, chính sách cụ thể đối với từng loại hình sàn giao dịch việc làm thông qua các văn bản Luật và văn bản dưới Luật. Căn cứ tình hình hiện tại, Luật Việc làm đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung, vì vậy kiến nghị đưa các quy định về sàn giao dịch việc làm vào trong một chương của Luật Việc làm. Trong đó, quy định rõ về kinh phí, chính sách, con người, cơ sở vật chất… Trách nhiệm, vai trò của Nhà nước, tư nhân và trách nhiệm phối hợp của các đơn vị địa phương trong quá trình thực hiện sàn giao dịch việc làm.

Xây dựng kết nối đồng bộ hệ thống sàn giao dịch việc làm online cũng như dữ liệu về lao động - việc làm liên thông trong cả nước để đạt hiệu quả tốt nhất; Xây dựng ứng dụng mobile (app mobile) tích hợp nhiều tiện ích về: việc tìm người, người tìm việc, sàn giao dịch việc làm trực tuyến, học nghề, bảo hiểm thất nghiệp...

Các ý kiến trao đổi tại tọa đàm. Ảnh: Dương Bình

Phía tỉnh Bình Dương kiến nghị thành lập tổ chức xã hội nghề nghiệp để kết nối cung cầu lao động góp phần giúp cho thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững, hiệu quả và hội nhập hơn. Từ đó, giúp kết nối cung cầu lao động trong nước và quốc tế được minh bạch hơn, nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường lao động.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lập sàn giao dịch việc làm

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tăng cường kết nối cung - cầu lao động; nghiên cứu thành lập sàn giao dịch việc làm.

Nguồn: amp.laodong.vn

Các tin khác

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Liên kết website;lienketwebsite

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Đang online: 3
Tổng truy cập: 2298